ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT ĐÁ VỎ CHAI/ HẮC DIỆU THẠCH
Đá Vỏ Chai hay còn gọi là Hắc Diệu Thạch, tên tiếng anh là Obsidian. Là một dạng thủy tinh núi lửa tự nhiên được tạo ra khi núi lửa phun trào. Khi bẻ một mảnh Hắc Diệu Thạch, các mảnh vỡ sẽ đủ sắc để cắt. Chính vì vậy người thời kỳ đồ đá đã sử dụng loại đá này như một lưỡi dao để phục vụ cho cuộc sống. Vậy đặc điểm, tính chất của đá Vỏ Chai là gì? Hãy cùng CADA.VN tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Đá Vỏ Chai/ Hắc Diệu Thạch là gì?
Sở di loại đá này có tên là đá vỏ chai vì trông chúng giống với các mảnh vỡ của một vỏ chai thủy tinh. Hắc Diệu Thạch là một loại đá tương đối trẻ. Nó hình thành khi dung nham nguội đi và trở thành thủy tinh. Quá trình hóa rắn nhanh đến mức các tinh thể không có đủ thời gian để phát triển. Chính vì vậy nó có vẻ bề ngoài mịn, trong như thủy tinh. Tuy nhiên, sau 20 triệu năm từ từ hút ẩm, nó sẽ trở nên vẩn đục.
Hắc Diệu Thạch thuộc loại đá lửa, felsic. Người ta tìm thấy loại đá này ở gần các núi lửa trên khắp thế giới, những khu vực dung nham nguội đi rất nhanh. Trong loại đá này gần như không chứa bất kỳ loại khoáng sản nào. Tuy nhiên, cũng có thể có chứa Fenspat và Thạch Anh. Trong tự nhiên Hắc Diệu Thạch thường có màu đen, xanh dương, nâu, xanh lá, cam, nâu và vàng. Nó rất cứng và giòn, khi bị gãy tạo ra các cạnh rất sắc. Loại đá này còn có các đặc điểm khác như:
- Dạng: Thủy tinh núi lửa hình thành từ dung nham felsic với sự phát triển tinh thể tối thiểu.
- Kết cấu: Thủy tinh, có thể có các hạt tinh thể.
- Chống chịu thời tiết: Chống chịu tốt.
Hắc Diệu Thạch thường được ứng dụng để làm dụng cụ y tế, đồ trang sức, đồ trang trí, chạm khắc hay vật phẩm phong thủy.
Đá Vỏ Chai – Đá Thủy Tinh
Hắc Diệu Thạch là một loại thủy tinh tự nhiên, có kết cấu mịn. Được tạo ra khi dung nham nóng, giàu Silic phun ra từ núi lửa. Đá này nguyên chất thường có màu tối, tuy nhiên màu sắc có thể thay đổi tùy vào tạp chất có trong nó. Các nủi lửa khác nhau cũng sẽ tạo ra các loại đá Vỏ Chai khác nhau.
Đá Vỏ Chai Bông Tuyết
Trong một số loại Hắc Diệu Thạch, các tinh thể cristobalit nhỏ màu trắng kết tụ với nhau trong thủy tinh. Từ đó tạo thành hình giống những bông tuyết rất đặc biệt.
Khi được đánh bóng, một số loại Hắc Diệu Thạch để lộ ra các màu sắc khác nhau và được gọi là đá vỏ chai pháo hoa.
Từ những thời kỳ đầu tiên, vẻ đẹp rực rỡ từ Hắc Diệu Thạch đã rất có sức hấp dẫn. Đồ trang sức từ loại đá này có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy tại nhiều địa điểm khảo cổ. Các nhà kim hoàn ngày nay cũng rất quan tâm đến loại đá này.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tác phẩm nôi tiếng từ đá vỏ chai, như:
Nước mắt Apache
Người ta tương truyền rằng một nhóm chiến binh Apache đã từng bị phục kích bởi kẻ thù. Vì không muốn bị bắt, họ phi ngựa xuống một vách đá để tự tử. Những giọt nước mắt của gia đình họ khi rơi xuống đất đã đóng băng. Và nó chính là thứ mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi là Nước mắt Apache.
Mặt nạ đá Vỏ Chai
Ở vương quốc Aztec, mặt nạ thường được dùng để trang trí. Đôi khi chúng được dùng để đeo trong các nghi lễ. Chiếc mặt nạ phiên bản nhỏ này được cho là đại diện cho Ixtlilton. Người đại diện cho thần chiến tranh Huitzilopochtli.
Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA HẮC DIỆU THẠCH
Hắc Diệu Thạch là viên đá tượng trưng cho sự hộ mệnh toàn vẹn giúp bảo vệ chủ nhân nó khỏi những tác nhân vật lý về thể chất và tâm linh. Loại đá này giúp bảo vệ tâm trí chủ sở hữu chống lại những năng lượng tiêu cực, sự phiền não gây ra từ sự tức giận, sợ hãi. Giúp ta đưa ra giải pháp khắc phục những sai lầm đã phát sinh.
Loại đá này còn giúp chủ nhân kiềm chế cảm xúc ngăn ngừa những hành động không đúng và như vậy ngăn cho con người không rơi vào vòng tội lỗi. Tăng khả năng thích nghi với những môi trường sống mới mà không bị các tác nhân xấu từ bên ngoài tác động vào. Từ trường của loại đá này rất lớn được ứng dụng trong bộ môn thiền. Vì vậy đá này còn có tên gọi khác là “Đá Thiền”.
Ở Ấn Độ,Hắc Diệu Thạch đen bóng được coi trọng như loại đá làm sạch có thể làm tiêu tán những “Nút thắt năng lượng”. Theo lời giới thiệu của nhà thạch học trị liệu Catrin Rafaell, nên để đá này ở vùng bẹn hoặc rốn để nạp năng lượng cho cơ thể. Những mảnh đá này đặt theo trục dọc cơ thể giúp làm cân bằng năng lượng theo đường kinh lạc…